Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3005
Hôm qua:
3794
Tuần này:
15002
Tháng này:
67778
Tất cả:
7040695

Xã Thái Hòa chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây con có giá trị kinh tế cao

Ngày 24/10/2019 14:56:14

Xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn có gần 2.000 hộ gia đình, với 8.560 nhân khẩu, trong đó có 116 hộ gia đình là đồng bào Công giáo cùng đoàn kết sinh sống ở 10 thôn xóm trên địa bàn xã, người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông. Toàn xã có 359 ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó có 35 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Do vậy, từ năm 2014 đến nay UBND xã đã quy hoạch chuyển đổi diện tích này sang các mô hình sản xuất rau màu, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, xây dựng các vùng sản xuất quy mô lớn. UBND giao Hợp tác xã nông nghiệp đấu mối với các doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế vào sản xuất. Đến nay xã Thái Hòa đã chuyển đổi được hơn 40 ha diện tích, chuyên canh rau màu, trong đó có 5 ha ở khu vực Đồng tranh thôn Thái Minh trồng cây dược liệu Cà gai leo xuất khẩu của gia đình anh Nguyễn Sĩ Út cho thu nhập năng suất cao gấp gần 10 lần so với trồng cây lúa và trên 35 ha chuyên sản sản xuất rau và trồng ngô dày cho chăn nuôi, gần 3 ha trồng lúa – cá. Thu nhập bình quân sau chuyển đổi của 1 ha tăng lên từ 3 đến 4 lần so với trồng cây lúa mỗi năm, diện tích chuyển đổi chủ yếu tập trung ở các thôn: Thái Lai, Thái Nhân, Thái Yên, Thái Bình. Xã đang phấn đấu các tháng còn lại trong năm 2019 sẽ tiếp tực chuyển đổi từ 1 đến 2 ha trở lên.
Để đạt mục tiêu chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang những cây con có giá trị kinh tế cao, phấn đấu mỗi ha đạt thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên, xã Thái Hòa đã chỉ đạo các thôn, xóm tùy điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch chuyển đổi phù hợp. Những xóm có diện tích khó khăn về tưới tiêu chuyển sang trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả, cây rược liệu, trồng ngô dầy nuôi bò sữa. Vùng sâu trũng, sản xuất vụ mùa bấp bênh, chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc phát triển trang trại cá-lúa, cá-lúa-vịt… Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời xã xây dựng kế hoạch có cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo từng năm, từng giai đoạn; tổ chức tham quan để bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương; phối hợp với các ban ngành cấp trên chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân hỗ trợ cây, con giống. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 là chuyển thêm từ 5 đến 7 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất lúa sau khi chuyển đổi tăng ít nhất 15% so với trước khi chuyển đổi, xã Thái Hòa đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng thôn, xóm, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp vào để liên kết sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, khó khăn trong việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả ở xã Thái Hòa là kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn hẹp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây, con có giá trị cao vào sản xuất của nông dân còn hạn chế, việc tiêu thụ sản phẩm bấp bênh không ổn định. Những hạn chế này, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục tìm biện pháp tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất từ việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở xã Thái Hòa đã giúp nông dân phát huy hiệu quả diện tích đất nông nghiệp. Xã Thái Hòa đang tiếp tục chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất. Chú trọng khảo nghiệm, lựa chọn, bình tuyển bộ giống ngô phù hợp, nhất là ngô làm thức ăn xanh cho gia súc, giống chịu hạn. Đồng thời, áp dụng quy trình thâm canh có nước tưới ở những diện tích có điều kiện; hướng dẫn nhân dân bón phân đầy đủ đúng quy trình, đảm bảo đất sản xuất được sử dụng hiệu quả.
Trước mắt, các thôn, xóm tiếp tục rà soát các vùng đất chuyển đổi hợp lý để tiến hành chuyển đổi, đồng thời đưa ra bộ giống thích hợp cho từng vùng có sự phối hợp với doanh nghiệp trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, tạo sự đồng thuận và đảm bảo duy trì phát triển bền vững cho người dân ở vùng chuyển đổi. Góp phần xây dựng quê hương Thái Hòa ngày một giàu mạnh, văn minh.

thúy.jpg


- Phương Thúy -






 

Xã Thái Hòa chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây con có giá trị kinh tế cao

Đăng lúc: 24/10/2019 14:56:14 (GMT+7)

Xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn có gần 2.000 hộ gia đình, với 8.560 nhân khẩu, trong đó có 116 hộ gia đình là đồng bào Công giáo cùng đoàn kết sinh sống ở 10 thôn xóm trên địa bàn xã, người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông. Toàn xã có 359 ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó có 35 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Do vậy, từ năm 2014 đến nay UBND xã đã quy hoạch chuyển đổi diện tích này sang các mô hình sản xuất rau màu, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, xây dựng các vùng sản xuất quy mô lớn. UBND giao Hợp tác xã nông nghiệp đấu mối với các doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế vào sản xuất. Đến nay xã Thái Hòa đã chuyển đổi được hơn 40 ha diện tích, chuyên canh rau màu, trong đó có 5 ha ở khu vực Đồng tranh thôn Thái Minh trồng cây dược liệu Cà gai leo xuất khẩu của gia đình anh Nguyễn Sĩ Út cho thu nhập năng suất cao gấp gần 10 lần so với trồng cây lúa và trên 35 ha chuyên sản sản xuất rau và trồng ngô dày cho chăn nuôi, gần 3 ha trồng lúa – cá. Thu nhập bình quân sau chuyển đổi của 1 ha tăng lên từ 3 đến 4 lần so với trồng cây lúa mỗi năm, diện tích chuyển đổi chủ yếu tập trung ở các thôn: Thái Lai, Thái Nhân, Thái Yên, Thái Bình. Xã đang phấn đấu các tháng còn lại trong năm 2019 sẽ tiếp tực chuyển đổi từ 1 đến 2 ha trở lên.
Để đạt mục tiêu chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang những cây con có giá trị kinh tế cao, phấn đấu mỗi ha đạt thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên, xã Thái Hòa đã chỉ đạo các thôn, xóm tùy điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch chuyển đổi phù hợp. Những xóm có diện tích khó khăn về tưới tiêu chuyển sang trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả, cây rược liệu, trồng ngô dầy nuôi bò sữa. Vùng sâu trũng, sản xuất vụ mùa bấp bênh, chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc phát triển trang trại cá-lúa, cá-lúa-vịt… Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời xã xây dựng kế hoạch có cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo từng năm, từng giai đoạn; tổ chức tham quan để bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương; phối hợp với các ban ngành cấp trên chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân hỗ trợ cây, con giống. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 là chuyển thêm từ 5 đến 7 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất lúa sau khi chuyển đổi tăng ít nhất 15% so với trước khi chuyển đổi, xã Thái Hòa đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng thôn, xóm, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp vào để liên kết sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, khó khăn trong việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả ở xã Thái Hòa là kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn hẹp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây, con có giá trị cao vào sản xuất của nông dân còn hạn chế, việc tiêu thụ sản phẩm bấp bênh không ổn định. Những hạn chế này, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục tìm biện pháp tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất từ việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở xã Thái Hòa đã giúp nông dân phát huy hiệu quả diện tích đất nông nghiệp. Xã Thái Hòa đang tiếp tục chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất. Chú trọng khảo nghiệm, lựa chọn, bình tuyển bộ giống ngô phù hợp, nhất là ngô làm thức ăn xanh cho gia súc, giống chịu hạn. Đồng thời, áp dụng quy trình thâm canh có nước tưới ở những diện tích có điều kiện; hướng dẫn nhân dân bón phân đầy đủ đúng quy trình, đảm bảo đất sản xuất được sử dụng hiệu quả.
Trước mắt, các thôn, xóm tiếp tục rà soát các vùng đất chuyển đổi hợp lý để tiến hành chuyển đổi, đồng thời đưa ra bộ giống thích hợp cho từng vùng có sự phối hợp với doanh nghiệp trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, tạo sự đồng thuận và đảm bảo duy trì phát triển bền vững cho người dân ở vùng chuyển đổi. Góp phần xây dựng quê hương Thái Hòa ngày một giàu mạnh, văn minh.

thúy.jpg


- Phương Thúy -