Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
5621
Hôm qua:
6697
Tuần này:
20611
Tháng này:
108572
Tất cả:
7081489

Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2022-2025.

Ngày 09/06/2022 16:26:05

Đến cuối tháng 5 năm 2022, tổng diện tích trồng cây gai trên địa huyện Triệu Sơn đạt 6,2 ha, bao gồm trên địa bàn các xã: Thọ Sơn, Bình Sơn. Trong đó, năm 2021 trồng được 5,7 ha, tại xã Thọ Sơn; đến tháng 5 năm 2022, trồng thêm được 0,5 ha trên địa bàn xã Bình Sơn.

   Đối với câygai xanh trồng năm thứ nhất tại xã Thọ Sơn trong vụ thu năm 2021 cho thu hoạch 2 lần chính và 1 lần tận thu, sản lượng đạt khoảng 700kg. Đối với cây gai xanh lưu gốc từ năm thứ 2 năng suất trung bình đạt 700-900 kg vỏ khô/ha/1lần thu hoạch, thu hoạch ít nhất 4 lần/năm, tổng sản lượng đạt 3.500 kg/năm. Đối với cây gai xanh trồng mới (thu hoạch 3-4 lần/năm), tổng chi phí đầu tư khoảng 60 triệu đồng/ha (bao gồm cả mua máy sơ chế 13.200.000 đồng và nhân công lao động); trong đó được hỗ trợ từ 25 triệu đồng/ha (gồm giống được tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng, máy được hỗ trợ 5 triệu đồng, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cây lâu năm sang trồng gai 10 triệu đồng/ha). Tổng sản lượng năm đạt 1.400-1.500 kg vỏ khô/ha/năm. Giá thu mua 40- 45.000 đồng/kg; thu nhập đạt từ 66-70 triệu đồng; lợi nhuận trong sản xuất chưa cao, tuy nhiên kinh phí đầu tư giống, máy tước vỏ gai chưa phải thanh toán hết; do vậy người trồng gai vẫn có thu nhập từ 35- 40 triệu đồng/ha. Đối với cây gai xanh lưu gốc (từ năm thứ hai) năng suất vỏ khô từ 3000- 3.500 kg/ha; với giá bình quân 45.000 đồng/kg; tổng thu đạt từ 120- 150 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 65-95 triệu đồng/ha. Hiệu quả sản xuất cây gai xanh so với một số cây trồng khác trên cùng chân đất đạt cao hơn từ 20- 40 triệu đồng/ha/năm.
z3478215586441_5a4fce7e14a35908ff2f3835d25fcfb0.jpg
z3478215610368_68d8965f927b3b4f5b7365c279997cf0.jpg
z3478215664099_eeefd57720237a9317febb17178282a0.jpg
Lãnh đạo UBND huyện và các phòng, đơn vị thăm mô hình phát triển cây gai xanh tại xã Thọ Sơn.
 
    Thực hiện Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh UBND huyện đã thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh trên địa bàn huyện năm 2021, cụ thể: Hỗ trợ diện tích chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh 5,7 ha; kinh phí 57 triệu đồng, hỗ trợ mua giống trồng mới 5,7 ha, kinh phí 57 triệu đồng, hỗ trợ mua 2 máy tước vỏ gai, kinh phí 10 triệu đồng.Tổng kinh phí hỗ trợ: 124 triệu đồng. Phát triển cây gai xanh gắn với xây dựng nhà máy chế biến sợi gai An Phước đến nay nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động, với nhu cầu nguyên liệu lớn, trên 6400 ha, tuy nhiên đến tháng 4/2022 toàn tỉnh mới trồng được 670 ha, nguồn nguyên liệu rất thiếu nên người trồng gai hoàn toàn yên tâm về đầu ra sản phẩm. Cây gai nói chung và giống gai xanh AP1 là loại cây trồng dễ canh tác, năng suất cao, một năm gai có thể thu hoạch liên tiếp 4 vụ, trong 10 năm không phải đầu tư lại giống. Mặt khác, cây gai thích ứng với khí hậu và phù hợp với nhiều loại đất như: Đất bãi ven sông, ven suối không bị ngập nước, đất sét pha cát, đất trồng lúa kém hiệu quả, đất đồi núi có độ dốc thấp và đất vườn tạp.
    Phát huy những kết quả đạt được giai đoạn 2022-2025 huyện tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các xã; sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển vùng nguyên liệu gai. Mục tiêu năm 2022, phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 50 ha. Đến năm 2025, phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 200 ha, được bố trí ở những nơi thuận lợi về giao thông, thủy lợi, đất đai và đã được người dân địa phương hiểu biết hoặc đang trồng sản xuất, thuộc vùng quy hoạch nguyên liệu cho nhà máy như xã Thọ Sơn, Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Tiến, Triệu Thành, Hợp Thắng, Minh Sơn. Diện tích trồng gai trên các loại đất: đất lúa 1 vụ 15 ha; đất bãi bồi 10 ha; đất gò đồi dưới 10 o là 15 ha và đất khác 10 ha. Các loại cây trồng chuyển đổi sang trồng gai gồm: lúa 1 vụ, ngô, mía, sắn, cây lâu năm khác. Diện tích phát triển vùng nguyên liệu giai đoạn 2023-2025, tiếp tục mở rộng diện tích trồng gai lên 200ha, bình quân mỗi năm mở rộng diện tích trồng gai lên 50-70ha/năm. Năng suất gai toàn huyện bình quân 3 tấn/ha/năm; tổng sản lượng gai đạt 600 tấn gai vỏ khô/năm. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, xây dựng thành công huyện NTM nâng cao vào năm 2024.
                                                         Đình Duyến
 

Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2022-2025.

Đăng lúc: 09/06/2022 16:26:05 (GMT+7)

Đến cuối tháng 5 năm 2022, tổng diện tích trồng cây gai trên địa huyện Triệu Sơn đạt 6,2 ha, bao gồm trên địa bàn các xã: Thọ Sơn, Bình Sơn. Trong đó, năm 2021 trồng được 5,7 ha, tại xã Thọ Sơn; đến tháng 5 năm 2022, trồng thêm được 0,5 ha trên địa bàn xã Bình Sơn.

   Đối với câygai xanh trồng năm thứ nhất tại xã Thọ Sơn trong vụ thu năm 2021 cho thu hoạch 2 lần chính và 1 lần tận thu, sản lượng đạt khoảng 700kg. Đối với cây gai xanh lưu gốc từ năm thứ 2 năng suất trung bình đạt 700-900 kg vỏ khô/ha/1lần thu hoạch, thu hoạch ít nhất 4 lần/năm, tổng sản lượng đạt 3.500 kg/năm. Đối với cây gai xanh trồng mới (thu hoạch 3-4 lần/năm), tổng chi phí đầu tư khoảng 60 triệu đồng/ha (bao gồm cả mua máy sơ chế 13.200.000 đồng và nhân công lao động); trong đó được hỗ trợ từ 25 triệu đồng/ha (gồm giống được tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng, máy được hỗ trợ 5 triệu đồng, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cây lâu năm sang trồng gai 10 triệu đồng/ha). Tổng sản lượng năm đạt 1.400-1.500 kg vỏ khô/ha/năm. Giá thu mua 40- 45.000 đồng/kg; thu nhập đạt từ 66-70 triệu đồng; lợi nhuận trong sản xuất chưa cao, tuy nhiên kinh phí đầu tư giống, máy tước vỏ gai chưa phải thanh toán hết; do vậy người trồng gai vẫn có thu nhập từ 35- 40 triệu đồng/ha. Đối với cây gai xanh lưu gốc (từ năm thứ hai) năng suất vỏ khô từ 3000- 3.500 kg/ha; với giá bình quân 45.000 đồng/kg; tổng thu đạt từ 120- 150 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 65-95 triệu đồng/ha. Hiệu quả sản xuất cây gai xanh so với một số cây trồng khác trên cùng chân đất đạt cao hơn từ 20- 40 triệu đồng/ha/năm.
z3478215586441_5a4fce7e14a35908ff2f3835d25fcfb0.jpg
z3478215610368_68d8965f927b3b4f5b7365c279997cf0.jpg
z3478215664099_eeefd57720237a9317febb17178282a0.jpg
Lãnh đạo UBND huyện và các phòng, đơn vị thăm mô hình phát triển cây gai xanh tại xã Thọ Sơn.
 
    Thực hiện Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh UBND huyện đã thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh trên địa bàn huyện năm 2021, cụ thể: Hỗ trợ diện tích chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh 5,7 ha; kinh phí 57 triệu đồng, hỗ trợ mua giống trồng mới 5,7 ha, kinh phí 57 triệu đồng, hỗ trợ mua 2 máy tước vỏ gai, kinh phí 10 triệu đồng.Tổng kinh phí hỗ trợ: 124 triệu đồng. Phát triển cây gai xanh gắn với xây dựng nhà máy chế biến sợi gai An Phước đến nay nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động, với nhu cầu nguyên liệu lớn, trên 6400 ha, tuy nhiên đến tháng 4/2022 toàn tỉnh mới trồng được 670 ha, nguồn nguyên liệu rất thiếu nên người trồng gai hoàn toàn yên tâm về đầu ra sản phẩm. Cây gai nói chung và giống gai xanh AP1 là loại cây trồng dễ canh tác, năng suất cao, một năm gai có thể thu hoạch liên tiếp 4 vụ, trong 10 năm không phải đầu tư lại giống. Mặt khác, cây gai thích ứng với khí hậu và phù hợp với nhiều loại đất như: Đất bãi ven sông, ven suối không bị ngập nước, đất sét pha cát, đất trồng lúa kém hiệu quả, đất đồi núi có độ dốc thấp và đất vườn tạp.
    Phát huy những kết quả đạt được giai đoạn 2022-2025 huyện tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các xã; sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển vùng nguyên liệu gai. Mục tiêu năm 2022, phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 50 ha. Đến năm 2025, phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 200 ha, được bố trí ở những nơi thuận lợi về giao thông, thủy lợi, đất đai và đã được người dân địa phương hiểu biết hoặc đang trồng sản xuất, thuộc vùng quy hoạch nguyên liệu cho nhà máy như xã Thọ Sơn, Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Tiến, Triệu Thành, Hợp Thắng, Minh Sơn. Diện tích trồng gai trên các loại đất: đất lúa 1 vụ 15 ha; đất bãi bồi 10 ha; đất gò đồi dưới 10 o là 15 ha và đất khác 10 ha. Các loại cây trồng chuyển đổi sang trồng gai gồm: lúa 1 vụ, ngô, mía, sắn, cây lâu năm khác. Diện tích phát triển vùng nguyên liệu giai đoạn 2023-2025, tiếp tục mở rộng diện tích trồng gai lên 200ha, bình quân mỗi năm mở rộng diện tích trồng gai lên 50-70ha/năm. Năng suất gai toàn huyện bình quân 3 tấn/ha/năm; tổng sản lượng gai đạt 600 tấn gai vỏ khô/năm. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, xây dựng thành công huyện NTM nâng cao vào năm 2024.
                                                         Đình Duyến