Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3612
Hôm qua:
4442
Tuần này:
19032
Tháng này:
125325
Tất cả:
6956549

Kết quả sau hơn 3 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện

Ngày 30/12/2019 15:16:06

Nhằm tăng năng suất và sản lượng trên đơn vị diện tích, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 16 ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu nông ngành nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định 2326 ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh phê duyệt phương án chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Trong những năm qua UBND huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách và xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

     Theo đó, huyện chỉ đạo cho các xã, thị trấn đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, sang trồng các cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, áp dụng khoa học - kỹ thuật; UBND huyện ban hành Quyết định số 11968 ngày 9/11/2016 về cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2017-2021. Cùng với đó, tạo cơ chế thông thoáng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để giúp người dân phát triển kinh tế. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất thâm canh và các mô hình sản xuất hiệu quả. Tập trung phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện phương án 1278 ngày 7/9/2016 của UBND huyện về chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020.
H 6 (2).jpg
Mô hình chuyển đổi trồng cây dược liệu tại xã Thái Hòa
IMG20190402153949.jpg
mô hình chuyển đổi trồng cây ăn quả tại xã Thọ Thế.
IMG-3461 (1).JPG
 Mô hình chuyển đổi trồng cây ớt xuất khẩu xã Khuyến Nông.
CIMG1946.JPG
Mô hình chuyển đổi trồng hoa cây cảnh xã Hợp Lý.
 
     Với những giải pháp chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, kết quả từ năm 2016 đến năm 2019, các xã, thị trấn đã chuyển đổi được 1.662,5 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản gồm: 369,5 ha ngô; 56,3 ha mía; 156,7 ha ớt; 26 ha cây thức ăn gia súc; 198,4 ha hoa cây cảnh; 120 ha cây ăn quả; 180,2 ha cây rau màu; 92,6 ha cây hàng năm khác; 411,7 ha lúa cá; 51,4 ha cây khác... Để khuyến khích việc chuyển đổi, huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ thực hiện cải tạo đất cho các địa phương, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, hệ thống hạ tầng cho các hộ đầu tư thực hiện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng phát triển trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản. Điển hình là mô hình chuyển sang trồng ớt xuất khẩu tại các xã Khuyến Nông, Tiến Nông, Thọ Phú, Vân Sơn doanh thu đạt 160-340 triệu đồng/ 1 ha/ 1 năm; trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 100- 260 triệu đồng/ 1ha/1 năm; cao gấp 5-10 lần so với trồng lúa. Mô hình chuyển đổi sang trồng cây ăn quả tại Thọ Thế, Đồng Lợi, Thọ Vực doanh thu sau khi trừ chi phí đạt 100-200 triệu đồng. Mô hình chyển sang trồng hoa cây cảnh tại Hợp Lý, Hợp Tiến, Thọ Tân, Xuân Thọ doanh thu sau khi trừ chi phí đạt 250-300 triệu đồng/1 ha cao gấp 15-20 lần so với trồng lúa; hay như mô hình chuyển sang nuôi cá kết hợp trồng lúa tại xã Xuân Lộc; Thọ Tiến, Thọ Ngọc, Thọ Cường, Xuân Thọ lợi nhuận đạt khoảng 50-70 triệu đồng/1ha…
        Có thể nói, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Tuy năng suất, sản lượng cây trồng sau chuyển đổi đều tăng qua từng năm, nhưng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận mang lại cho người dân vẫn chưa tương xứng. Do đó, để việc chuyển đổi này được ổn định, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện đã và đang tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch, quy mô diện tích của từng xã. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm tỷ trọng lúa sang các cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế cao hơn, như: Cây ăn quả, rau các loại, cây thức ăn chăn nuôi... Bên cạnh đó, xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn gắn với khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đi đôi với đó, trong quá trình phát triển sản xuất, huyện quan tâm chỉ đạo người dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tạo ra chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường./.
                                                                                                                                Văn Hùng

 

Kết quả sau hơn 3 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 30/12/2019 15:16:06 (GMT+7)

Nhằm tăng năng suất và sản lượng trên đơn vị diện tích, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 16 ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu nông ngành nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định 2326 ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh phê duyệt phương án chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Trong những năm qua UBND huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách và xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

     Theo đó, huyện chỉ đạo cho các xã, thị trấn đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, sang trồng các cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, áp dụng khoa học - kỹ thuật; UBND huyện ban hành Quyết định số 11968 ngày 9/11/2016 về cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2017-2021. Cùng với đó, tạo cơ chế thông thoáng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để giúp người dân phát triển kinh tế. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất thâm canh và các mô hình sản xuất hiệu quả. Tập trung phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện phương án 1278 ngày 7/9/2016 của UBND huyện về chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020.
H 6 (2).jpg
Mô hình chuyển đổi trồng cây dược liệu tại xã Thái Hòa
IMG20190402153949.jpg
mô hình chuyển đổi trồng cây ăn quả tại xã Thọ Thế.
IMG-3461 (1).JPG
 Mô hình chuyển đổi trồng cây ớt xuất khẩu xã Khuyến Nông.
CIMG1946.JPG
Mô hình chuyển đổi trồng hoa cây cảnh xã Hợp Lý.
 
     Với những giải pháp chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, kết quả từ năm 2016 đến năm 2019, các xã, thị trấn đã chuyển đổi được 1.662,5 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản gồm: 369,5 ha ngô; 56,3 ha mía; 156,7 ha ớt; 26 ha cây thức ăn gia súc; 198,4 ha hoa cây cảnh; 120 ha cây ăn quả; 180,2 ha cây rau màu; 92,6 ha cây hàng năm khác; 411,7 ha lúa cá; 51,4 ha cây khác... Để khuyến khích việc chuyển đổi, huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ thực hiện cải tạo đất cho các địa phương, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, hệ thống hạ tầng cho các hộ đầu tư thực hiện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng phát triển trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản. Điển hình là mô hình chuyển sang trồng ớt xuất khẩu tại các xã Khuyến Nông, Tiến Nông, Thọ Phú, Vân Sơn doanh thu đạt 160-340 triệu đồng/ 1 ha/ 1 năm; trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 100- 260 triệu đồng/ 1ha/1 năm; cao gấp 5-10 lần so với trồng lúa. Mô hình chuyển đổi sang trồng cây ăn quả tại Thọ Thế, Đồng Lợi, Thọ Vực doanh thu sau khi trừ chi phí đạt 100-200 triệu đồng. Mô hình chyển sang trồng hoa cây cảnh tại Hợp Lý, Hợp Tiến, Thọ Tân, Xuân Thọ doanh thu sau khi trừ chi phí đạt 250-300 triệu đồng/1 ha cao gấp 15-20 lần so với trồng lúa; hay như mô hình chuyển sang nuôi cá kết hợp trồng lúa tại xã Xuân Lộc; Thọ Tiến, Thọ Ngọc, Thọ Cường, Xuân Thọ lợi nhuận đạt khoảng 50-70 triệu đồng/1ha…
        Có thể nói, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Tuy năng suất, sản lượng cây trồng sau chuyển đổi đều tăng qua từng năm, nhưng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận mang lại cho người dân vẫn chưa tương xứng. Do đó, để việc chuyển đổi này được ổn định, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện đã và đang tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch, quy mô diện tích của từng xã. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm tỷ trọng lúa sang các cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế cao hơn, như: Cây ăn quả, rau các loại, cây thức ăn chăn nuôi... Bên cạnh đó, xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn gắn với khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đi đôi với đó, trong quá trình phát triển sản xuất, huyện quan tâm chỉ đạo người dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tạo ra chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường./.
                                                                                                                                Văn Hùng