Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
3254
Hôm qua:
6697
Tuần này:
18244
Tháng này:
106205
Tất cả:
7079122

Huyện Triệu Sơn thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Ngày 02/11/2021 14:53:55

Bên cạnh việc tập trung nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, trong những năm qua, huyện Triệu Sơn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) với mục tiêu cơ bản là nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. Theo đó, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quan trọng này.

BT 7 (3).jpg
 BT 9 (3).jpg
CIMG8230.JPG
CIMG8439.JPG
CIMG8455.JPG
CIMG8878.JPG
Các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
 
   Từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, chủ yếu là khai thác tối đa những lợi thế của địa phương, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất sản xuất. Đồng thời, tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ để đa dạng hóa nguồn thu, tạo thêm nhiều việc làm và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Qua rà soát năm 2010, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện chỉ đạt 13,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 24,7%. Để nâng cao mức sống của nhân dân, huyện đã huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, với nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. UBND huyện đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã như: Hỗ trợ mua máy cấy, máy gặt đập liên hợp; chuyển giao KHKT; hỗ trợ liên kết sản xuất; hỗ trợ sản xuất cây vụ đông; hỗ trợ phát triển thủy sản; hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP…Các mô hình phát triển sản xuất được triển khai cùng với áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn các xã. Một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển bền vững như: trồng hoa, cây cảnh; trồng rau an toàn; mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản…Từ năm 2016 đến nay toàn huyện đã chuyển đổi được 2.760 ha đất trồng lúa kém hiểu quả sang các cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; từ năm 2019 đến nay huyện đã tích tụ được 1.051 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; có 6 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao cấp tỉnh và dự kiến đến hết năm 2021 toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Cùng với đó, nhờ cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ đã giúp cho huyện thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển công nghiệp, qua đó tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và phát triển như: nhà máy may xuất khẩu Ivoty xã Thọ Vực quy mô 6 ha với 2.000 công nhân; nhà máy may xuất khẩu Sumec xã Vân Sơn, quy mô 3,6 ha với 600 công nhân; nhà máy giầy Adiana xã Thọ Dân quy mô 1,45 ha với 2.400 công nhân; nhà máy sản xuất, gia công giày Roll Sport thị trấn Triệu Sơn quy mô 0,83 ha với 1.500 công nhân…đảm bảo thu nhập bình quân cho người lao động từ 7 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động thương mại - dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, thị trường hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dịch vụ ngân hàng phát triển ổn định, hoạt động tiền tệ, tín dụng tăng trưởng, kịp thời đưa vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: chế biến gỗ, sản xuất chè, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất gạch không nung,...cũng đang duy trì hoạt động ổn định. Với những chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân vào địa bàn đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng của huyện đạt 9.005 tỷ đồng, gấp 5,42 lần so với năm 2010. Trên địa bàn huyện đã được tỉnh quy hoạch 5 cụm công nghiệp, trong đó có 2 cụm công nghiệp đã được ban hành quyết định thành lập là: cụm công nghiệp Hợp Thắng quy mô 70 ha, tổng mức đầu tư khoảng 525 tỷ đồng; cụm công nghiệp liên xã Dân lực – Dân lý – Dân Quyền quy mô 50 ha, tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng.
    Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm đã thúc đẩy phát triển thị trường, kích thích sản xuất phát triển, đã tác động rõ nét đến nâng cao thu nhập của người dân. Đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã nâng lên 47,73 triệu đồng/người/năm, gấp 3,62 lần năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,7% năm 2010 xuống còn 0,92% năm 2021. Những kết quả này là điều kiện thuận lợi giúp huyện Triệu Sơn có một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thành xây dựng các tiêu chí huyện NTM và về đích trước 1 năm so với kế hoạch đề ra./.
                                                                              Văn Hùng


 

Huyện Triệu Sơn thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Đăng lúc: 02/11/2021 14:53:55 (GMT+7)

Bên cạnh việc tập trung nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, trong những năm qua, huyện Triệu Sơn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) với mục tiêu cơ bản là nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. Theo đó, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quan trọng này.

BT 7 (3).jpg
 BT 9 (3).jpg
CIMG8230.JPG
CIMG8439.JPG
CIMG8455.JPG
CIMG8878.JPG
Các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
 
   Từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, chủ yếu là khai thác tối đa những lợi thế của địa phương, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất sản xuất. Đồng thời, tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ để đa dạng hóa nguồn thu, tạo thêm nhiều việc làm và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Qua rà soát năm 2010, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện chỉ đạt 13,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 24,7%. Để nâng cao mức sống của nhân dân, huyện đã huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, với nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. UBND huyện đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã như: Hỗ trợ mua máy cấy, máy gặt đập liên hợp; chuyển giao KHKT; hỗ trợ liên kết sản xuất; hỗ trợ sản xuất cây vụ đông; hỗ trợ phát triển thủy sản; hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP…Các mô hình phát triển sản xuất được triển khai cùng với áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn các xã. Một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển bền vững như: trồng hoa, cây cảnh; trồng rau an toàn; mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản…Từ năm 2016 đến nay toàn huyện đã chuyển đổi được 2.760 ha đất trồng lúa kém hiểu quả sang các cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; từ năm 2019 đến nay huyện đã tích tụ được 1.051 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; có 6 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao cấp tỉnh và dự kiến đến hết năm 2021 toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Cùng với đó, nhờ cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ đã giúp cho huyện thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển công nghiệp, qua đó tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và phát triển như: nhà máy may xuất khẩu Ivoty xã Thọ Vực quy mô 6 ha với 2.000 công nhân; nhà máy may xuất khẩu Sumec xã Vân Sơn, quy mô 3,6 ha với 600 công nhân; nhà máy giầy Adiana xã Thọ Dân quy mô 1,45 ha với 2.400 công nhân; nhà máy sản xuất, gia công giày Roll Sport thị trấn Triệu Sơn quy mô 0,83 ha với 1.500 công nhân…đảm bảo thu nhập bình quân cho người lao động từ 7 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động thương mại - dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, thị trường hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dịch vụ ngân hàng phát triển ổn định, hoạt động tiền tệ, tín dụng tăng trưởng, kịp thời đưa vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: chế biến gỗ, sản xuất chè, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất gạch không nung,...cũng đang duy trì hoạt động ổn định. Với những chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân vào địa bàn đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng của huyện đạt 9.005 tỷ đồng, gấp 5,42 lần so với năm 2010. Trên địa bàn huyện đã được tỉnh quy hoạch 5 cụm công nghiệp, trong đó có 2 cụm công nghiệp đã được ban hành quyết định thành lập là: cụm công nghiệp Hợp Thắng quy mô 70 ha, tổng mức đầu tư khoảng 525 tỷ đồng; cụm công nghiệp liên xã Dân lực – Dân lý – Dân Quyền quy mô 50 ha, tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng.
    Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm đã thúc đẩy phát triển thị trường, kích thích sản xuất phát triển, đã tác động rõ nét đến nâng cao thu nhập của người dân. Đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã nâng lên 47,73 triệu đồng/người/năm, gấp 3,62 lần năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,7% năm 2010 xuống còn 0,92% năm 2021. Những kết quả này là điều kiện thuận lợi giúp huyện Triệu Sơn có một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thành xây dựng các tiêu chí huyện NTM và về đích trước 1 năm so với kế hoạch đề ra./.
                                                                              Văn Hùng