Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
2386
Hôm qua:
3794
Tuần này:
14383
Tháng này:
67159
Tất cả:
7040076

Huyện Triệu Sơn chuyển đổi cây trồng khác kết hợp với nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả cao hơn

Ngày 19/10/2016 10:55:49

Huyện Triệu Sơn chuyển đổi cây trồng khác kết hợp với nuôi trồng
thủy sản để có hiệu quả cao hơn

Triệu Sơn là huyện có diện tích lúa và cây hàng năm lớn của tỉnh, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 27.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa đạt khoảng 21.000 ha. Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ gắn với đổi mới cơ cấu cây trồng đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều đối tượng cây trồng tăng nhanh về diện tích, sản lượng và giá trị.
Nhìn lại kết quả đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Những năm qua một số xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, trên cơ sở phát triển sản xuất tập trung gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, phát huy lợi thế của địa phương. Việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đã được các xã quyết tâm thực hiện bước đầu đã tăng hiệu quả về kinh tế trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhiều đối tượng cây trồng mới, cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt được đưa vào gieo trồng trên đất lúa đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản nội địa và xuất khẩu, là cơ sở thực tiễn vững chắc để cơ cấu lại hệ thống cây trồng, cũng như mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên đất lúa trong những năm tới. Luân canh cây trồng có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh hại, từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất nông sản hàng hóa của nông dân. Từng bước hình thành và tăng cường sự liên kết trong đầu tư sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp. Một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao được giá trị sản phẩm trong trồng trọt, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây khác đều theo hình thức chuyển đổi linh hoạt, nhưng không làm mất đi các yếu tố phù hợp để khi cần có thể quay lại trồng lúa. Kết quả tổng diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng cây khác và đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 - 2015 đạt 405,57 ha, trong đó đất lúa chuyển đổi sang trồng cây khác là 35,57 ha, chuyển đổi theo hình thức lúa - cá kết hợp 40 ha, tập trung ở các xã Vân Sơn, An Nông, Thái Hòa, Xuân Thọ, Khuyến Nông, Thọ Vực, Nông Trường, Xuân Thịnh, Triệu Thành, Thọ Phú, Tiến Nông, Minh Châu, Đồng Thắng, Tân Ninh, Thọ Tân, Hợp Lý, Thọ Tiến.
Phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 UBND huyện Triệu Sơn đã xây dựng Phương án chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn, triển khai việc thực hiện phương án đến tất cả các xã thị trấn trong huyện. Với mục tiêu chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất. Chuyển đổi những diện tích lúa có hiệu quả sản xuất thấp, thường xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì được quỹ đất trồng lúa, phát triển các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở 1 số vùng, khu vực, nhằm khai thác được những lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động của từng xã để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, công thức luân canh, phương thức sản xuất phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trên diện tích đất lúa sau khi chuyển đổi tăng ít nhất 15% so với trước khi chuyển đổi. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện chuyển được 2.500 ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp sản xuất lúa với nuôi trồng thủy sản, gồm diện tích đất lúa chuyển đổi đối tượng các loại cây trồng như chuyển sang trồng ngô 611 ha, trồng cỏ chăn nuôi 128 ha, trồng mía 200 ha, trồng rau quả các loại 340 ha, trồng cây ăn quả, cây dược liệu 87 ha, chuyển sang lúa - cá kết hợp 797 ha, trồng hoa cây cảnh 41 ha, trồng ớt xuất khẩu 147 ha, các đối tượng cây trồng khác 149 ha. Trong đó năm 2016 chuyển đổi 304,5 ha, năm 2017 chuyển đổi 448 ha, 2018 chuyển đổi 498 ha, 2019 chuyển đổi 533,5 ha, năm 2020 chuyển đổi 716 ha. Để đật được mục tiêu phấn đấu trên UBND huyện đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa sang trồng ngô, trồng mía nguyên liệu, trồng cây xuất khẩu, rau màu các loại, trồng cây thức ăn chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và các giải pháp chủ yếu như Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và các HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc triển khai thực hiện phương án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân. Xác định các công thức luân canh chủ yếu phù hợp với từng vùng, từng xã. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị trong việc thực hiện chuyển đổi cây trồng. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế chính sách đã ban hành và xây dựng cơ chế hỗ trợ mới nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và đào tạo nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. UBND huyện cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành liên quan, các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành đoàn thể từ huyện đến xã tích cực phổ biến, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên nhân dân và triển khai thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để công tác chuyển đổi cây trồng đạt kế hoạch và đem lại hiệu quả cao./.
Thu Nga
Đài TT Triệu Sơn
 

Huyện Triệu Sơn chuyển đổi cây trồng khác kết hợp với nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả cao hơn

Đăng lúc: 19/10/2016 10:55:49 (GMT+7)

Huyện Triệu Sơn chuyển đổi cây trồng khác kết hợp với nuôi trồng
thủy sản để có hiệu quả cao hơn

Triệu Sơn là huyện có diện tích lúa và cây hàng năm lớn của tỉnh, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 27.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa đạt khoảng 21.000 ha. Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ gắn với đổi mới cơ cấu cây trồng đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều đối tượng cây trồng tăng nhanh về diện tích, sản lượng và giá trị.
Nhìn lại kết quả đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Những năm qua một số xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, trên cơ sở phát triển sản xuất tập trung gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, phát huy lợi thế của địa phương. Việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đã được các xã quyết tâm thực hiện bước đầu đã tăng hiệu quả về kinh tế trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhiều đối tượng cây trồng mới, cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt được đưa vào gieo trồng trên đất lúa đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản nội địa và xuất khẩu, là cơ sở thực tiễn vững chắc để cơ cấu lại hệ thống cây trồng, cũng như mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên đất lúa trong những năm tới. Luân canh cây trồng có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh hại, từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất nông sản hàng hóa của nông dân. Từng bước hình thành và tăng cường sự liên kết trong đầu tư sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp. Một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao được giá trị sản phẩm trong trồng trọt, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây khác đều theo hình thức chuyển đổi linh hoạt, nhưng không làm mất đi các yếu tố phù hợp để khi cần có thể quay lại trồng lúa. Kết quả tổng diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng cây khác và đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 - 2015 đạt 405,57 ha, trong đó đất lúa chuyển đổi sang trồng cây khác là 35,57 ha, chuyển đổi theo hình thức lúa - cá kết hợp 40 ha, tập trung ở các xã Vân Sơn, An Nông, Thái Hòa, Xuân Thọ, Khuyến Nông, Thọ Vực, Nông Trường, Xuân Thịnh, Triệu Thành, Thọ Phú, Tiến Nông, Minh Châu, Đồng Thắng, Tân Ninh, Thọ Tân, Hợp Lý, Thọ Tiến.
Phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 UBND huyện Triệu Sơn đã xây dựng Phương án chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn, triển khai việc thực hiện phương án đến tất cả các xã thị trấn trong huyện. Với mục tiêu chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất. Chuyển đổi những diện tích lúa có hiệu quả sản xuất thấp, thường xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì được quỹ đất trồng lúa, phát triển các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở 1 số vùng, khu vực, nhằm khai thác được những lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động của từng xã để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, công thức luân canh, phương thức sản xuất phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trên diện tích đất lúa sau khi chuyển đổi tăng ít nhất 15% so với trước khi chuyển đổi. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện chuyển được 2.500 ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp sản xuất lúa với nuôi trồng thủy sản, gồm diện tích đất lúa chuyển đổi đối tượng các loại cây trồng như chuyển sang trồng ngô 611 ha, trồng cỏ chăn nuôi 128 ha, trồng mía 200 ha, trồng rau quả các loại 340 ha, trồng cây ăn quả, cây dược liệu 87 ha, chuyển sang lúa - cá kết hợp 797 ha, trồng hoa cây cảnh 41 ha, trồng ớt xuất khẩu 147 ha, các đối tượng cây trồng khác 149 ha. Trong đó năm 2016 chuyển đổi 304,5 ha, năm 2017 chuyển đổi 448 ha, 2018 chuyển đổi 498 ha, 2019 chuyển đổi 533,5 ha, năm 2020 chuyển đổi 716 ha. Để đật được mục tiêu phấn đấu trên UBND huyện đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa sang trồng ngô, trồng mía nguyên liệu, trồng cây xuất khẩu, rau màu các loại, trồng cây thức ăn chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và các giải pháp chủ yếu như Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và các HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc triển khai thực hiện phương án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân. Xác định các công thức luân canh chủ yếu phù hợp với từng vùng, từng xã. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị trong việc thực hiện chuyển đổi cây trồng. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế chính sách đã ban hành và xây dựng cơ chế hỗ trợ mới nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và đào tạo nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. UBND huyện cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành liên quan, các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành đoàn thể từ huyện đến xã tích cực phổ biến, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên nhân dân và triển khai thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để công tác chuyển đổi cây trồng đạt kế hoạch và đem lại hiệu quả cao./.
Thu Nga
Đài TT Triệu Sơn