Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1299
Hôm qua:
6697
Tuần này:
16289
Tháng này:
104250
Tất cả:
7077167

Những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Ngày 07/06/2019 16:18:18

Huyện Triệu Sơn có vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với các huyện trung du, miền núi về phí Tây nam của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 292 km2; dân số 197.705 người; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 7.940 người, chiếm 4,01%. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung chủ yếu ở 4 xã: Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành. Trong 5 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Triệu Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hăng hái thi đua yêu nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương; diện mạo các xã vùng dân tộc và miền núi của huyện có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.

Trong những năm qua, huyện Triệu Sơn tiếp tục được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình 135 và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các chương trình, dự án đã được huyện triển khai, thực hiện đúng quy định và hiệu quả, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống. Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng được 50 công trình với tổng nguồn vốn trên 21 tỷ đồng; trong đó, bê tông hóa được trên 20 km đường giao thông và 10 công trình nhà văn hóa - thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ phát triển sản xuất cho trên 1.500 lượt hộ nghèo, cận nghèo với tổng số kinh phí trên 5,6 tỷ đồng để mua con giống, cây giống và phân bón sản xuất; hỗ trợ trực tiếp cho gần 38.000 lượt người nghèo với tổng kinh phí trên 3,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ đảm bảo học tập cho học sinh, sinh viên và cấp phát đầy đủ, kịp thời các ấn phẩm báo, tạp chí cho xã, các thôn đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, có 4/4 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện có đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã đã được nhựa hóa; 4/4 xã có trụ sở làm việc kiên cố, khang trang; 100% thôn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 75% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 4/4 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; trên 30% trường học đạt chuẩn quốc gia. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 xã dân tộc và miền núi đạt 11,8%; riêng năm 2018 đạt 12,6%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản giảm từ 52,3% năm 2014 xuống còn 43,8% năm 2018; công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,5% lên 28,7%; dịch vụ tăng từ 23,2% lên 27,5% năm 2018; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 22,7 triệu đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2014. Tập trung chỉ đạo 4 xã dân tộc và miền núi đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: ngô lấy hạt, ngô mật độ dày làm thức ăn chăn nuôi đạt 80 ha ở xã Thọ Sơn và xã Triệu Thành; chè 250 ha ở xã Bình Sơn; cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả 200 ha ở xã Thọ Bình và duy trì ổn định diện tích mía nguyên liệu từ 250 ha trở lên ở 4 xã. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 9.124 tấn, chiếm 7% tổng sản lượng lương thực toàn huyện. Trong 5 năm qua, huyện tập trung chỉ đạo 4 xã vùng dân tộc và miền núi phát triển các loại vật nuôi có lợi thế trên địa bàn. Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế đạt khá; các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với thị trường tiêu thụ đang trên đà phát triển. Năm 2018, tổng đàn trâu hiện có ở 4 xã đạt 920 con, chiếm 31,1% tổng đàn toàn huyện; đàn bò 1.561 con, chiếm 13,6% tổng đàn toàn huyện; đàn lợn 2.998 con, chiếm 7,2% tổng đàn toàn huyện; đàn gia cầm 80 ngàn con, chiếm 10,2% tổng đàn toàn huyện. Thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Đã rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; giao đất, giao rừng đến các chủ hộ. Triển khai và thực hiện hiệu quả chương trình trồng rừng thuộc Dự án WB3, Dự án bảo vệ và phát triển rừng. Từ năm 2014 đến năm 2018 toàn huyện trồng được 750 ha rừng tập trung, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 12,2%; an ninh rừng được đảm bảo; nhiều hộ DTTS đã thoát nghèo, vươn lên làm giầu từ kinh tế rừng. Chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến rõ nét trong 5 năm qua; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 98,8% trở lên, số học sinh khá, giỏi và số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng tăng hàng năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được chú trọng; đến nay có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và gần 80% giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đẩy mạnh; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cả 3 cấp học ở 4 xã đạt trên 30%; hiện nay có gần 130 sinh viên là con em các DTTS của huyện đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài. Công tác y tế không ngừng được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sỹ; đến nay cả 4/4 xã dân tộc và miền núi của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế, có đầy đủ bác sỹ, nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Việc khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí được tổ chức thường xuyên. Từ năm 2014 đến năm 2018, ngành y tế huyện đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho gần 2.000 lượt người nghèo và đồng bào DTTS ở 4 xã; chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo được quan tâm thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Bên cạnh đó huyện đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế ở 4 xã có đồng bào DTTS sinh sống; xúc tiến công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho các đối tượng lao động là người DTTS; từ năm 2014 đến nay, có 1.514 lao động DTTS được đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên, 450 lao động DTTS được giới thiệu việc làm, 130 lao động DTTS đi xuất khẩu lao động. Ngoài ra huyện còn triển khai, thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ cơ bản; triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội tốt nhất cho đồng bào DTTS phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, đến nay tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 36,5% năm 2015 xuống còn 29,3% năm 2018. Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với 4 xã vùng dân tộc và miền núi đến nay bình quân mỗi xã đạt 11 tiêu chí, tăng 2 tiêu chí so với năm 2014. Tổng kinh phí huy động cho xây dựng NTM đạt 33,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương đạt 7,5 tỷ đồng.
Những kết quả nổi bật đạt được trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo nên diện mạo mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường và củng cố./.
IMG_4541.JPG

IMG_4540.JPG

IMG_4531 (1).JPG

IMG_4537.JPG

Văn Hùng

 

Những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 07/06/2019 16:18:18 (GMT+7)

Huyện Triệu Sơn có vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với các huyện trung du, miền núi về phí Tây nam của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 292 km2; dân số 197.705 người; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 7.940 người, chiếm 4,01%. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung chủ yếu ở 4 xã: Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành. Trong 5 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Triệu Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hăng hái thi đua yêu nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương; diện mạo các xã vùng dân tộc và miền núi của huyện có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.

Trong những năm qua, huyện Triệu Sơn tiếp tục được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình 135 và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các chương trình, dự án đã được huyện triển khai, thực hiện đúng quy định và hiệu quả, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống. Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng được 50 công trình với tổng nguồn vốn trên 21 tỷ đồng; trong đó, bê tông hóa được trên 20 km đường giao thông và 10 công trình nhà văn hóa - thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ phát triển sản xuất cho trên 1.500 lượt hộ nghèo, cận nghèo với tổng số kinh phí trên 5,6 tỷ đồng để mua con giống, cây giống và phân bón sản xuất; hỗ trợ trực tiếp cho gần 38.000 lượt người nghèo với tổng kinh phí trên 3,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ đảm bảo học tập cho học sinh, sinh viên và cấp phát đầy đủ, kịp thời các ấn phẩm báo, tạp chí cho xã, các thôn đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, có 4/4 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện có đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã đã được nhựa hóa; 4/4 xã có trụ sở làm việc kiên cố, khang trang; 100% thôn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 75% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 4/4 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; trên 30% trường học đạt chuẩn quốc gia. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 xã dân tộc và miền núi đạt 11,8%; riêng năm 2018 đạt 12,6%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản giảm từ 52,3% năm 2014 xuống còn 43,8% năm 2018; công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,5% lên 28,7%; dịch vụ tăng từ 23,2% lên 27,5% năm 2018; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 22,7 triệu đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2014. Tập trung chỉ đạo 4 xã dân tộc và miền núi đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: ngô lấy hạt, ngô mật độ dày làm thức ăn chăn nuôi đạt 80 ha ở xã Thọ Sơn và xã Triệu Thành; chè 250 ha ở xã Bình Sơn; cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả 200 ha ở xã Thọ Bình và duy trì ổn định diện tích mía nguyên liệu từ 250 ha trở lên ở 4 xã. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 9.124 tấn, chiếm 7% tổng sản lượng lương thực toàn huyện. Trong 5 năm qua, huyện tập trung chỉ đạo 4 xã vùng dân tộc và miền núi phát triển các loại vật nuôi có lợi thế trên địa bàn. Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế đạt khá; các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với thị trường tiêu thụ đang trên đà phát triển. Năm 2018, tổng đàn trâu hiện có ở 4 xã đạt 920 con, chiếm 31,1% tổng đàn toàn huyện; đàn bò 1.561 con, chiếm 13,6% tổng đàn toàn huyện; đàn lợn 2.998 con, chiếm 7,2% tổng đàn toàn huyện; đàn gia cầm 80 ngàn con, chiếm 10,2% tổng đàn toàn huyện. Thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Đã rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; giao đất, giao rừng đến các chủ hộ. Triển khai và thực hiện hiệu quả chương trình trồng rừng thuộc Dự án WB3, Dự án bảo vệ và phát triển rừng. Từ năm 2014 đến năm 2018 toàn huyện trồng được 750 ha rừng tập trung, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 12,2%; an ninh rừng được đảm bảo; nhiều hộ DTTS đã thoát nghèo, vươn lên làm giầu từ kinh tế rừng. Chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến rõ nét trong 5 năm qua; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 98,8% trở lên, số học sinh khá, giỏi và số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng tăng hàng năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được chú trọng; đến nay có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và gần 80% giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đẩy mạnh; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cả 3 cấp học ở 4 xã đạt trên 30%; hiện nay có gần 130 sinh viên là con em các DTTS của huyện đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài. Công tác y tế không ngừng được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sỹ; đến nay cả 4/4 xã dân tộc và miền núi của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế, có đầy đủ bác sỹ, nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Việc khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí được tổ chức thường xuyên. Từ năm 2014 đến năm 2018, ngành y tế huyện đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho gần 2.000 lượt người nghèo và đồng bào DTTS ở 4 xã; chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo được quan tâm thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Bên cạnh đó huyện đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế ở 4 xã có đồng bào DTTS sinh sống; xúc tiến công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho các đối tượng lao động là người DTTS; từ năm 2014 đến nay, có 1.514 lao động DTTS được đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên, 450 lao động DTTS được giới thiệu việc làm, 130 lao động DTTS đi xuất khẩu lao động. Ngoài ra huyện còn triển khai, thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ cơ bản; triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội tốt nhất cho đồng bào DTTS phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, đến nay tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 36,5% năm 2015 xuống còn 29,3% năm 2018. Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với 4 xã vùng dân tộc và miền núi đến nay bình quân mỗi xã đạt 11 tiêu chí, tăng 2 tiêu chí so với năm 2014. Tổng kinh phí huy động cho xây dựng NTM đạt 33,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương đạt 7,5 tỷ đồng.
Những kết quả nổi bật đạt được trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo nên diện mạo mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường và củng cố./.
IMG_4541.JPG

IMG_4540.JPG

IMG_4531 (1).JPG

IMG_4537.JPG

Văn Hùng