Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1116
Hôm qua:
4442
Tuần này:
16536
Tháng này:
122829
Tất cả:
6954053

Kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh 2018.

Ngày 02/10/2018 10:05:33

Sáng ngày 01/10/2018, (tức ngày 22-8 âm lịch) tại Khu di tích Lịch sử Lam Kinh đã diễn ra Lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh 2018.

Tham dự buổi lễ, về phía khách mời Trung ương có các đại biểu: Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Về phía địa phương có các đại biểu: Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh và đông đảo người dân cùng tham dự buổi lễ.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai mạc buổi lễ.

Lễ hội Lam Kinh 2018 được chia thành hai phần chính là phần nghi lễ với các nghi thức truyền thống: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn và phần hội là chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”...

Sau phần lễ là phần hội hấp dẫn, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại của quốc gia Đại Việt dưới thời Lê sơ, như “Hội thề Lũng Nhai”, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Lê Lai vi tướng, Nguyễn Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Vua Lê Thái Tổ đăng quang”... Ngoài ra, Lễ hội Lam Kinh còn là “sân khấu” của các trò diễn đặc trưng trong không gian văn hóa Lam Kinh nói riêng và của cả xứ Thanh như trò Xuân Phả, trò Chiềng, múa Rồng, trống hội, Dân ca dân vũ Đông Anh...

Các đại biểu dâng hương hành lễ tại cung chính điện Lam Kinh.

Lễ hội Lam Kinh với nhiều nghi thức cổ truyền đậm tính cung đình, đặc biệt là nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại, nhằm tưởng niệm, ngợi ca công lao của tổ tiên, các vua, hoàng hậu và công thần nhà Lê trong sự nghiệp trung hưng đất nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã ôn lại lịch sử hào hùng 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm Lê Lợi lên ngôi vua và 585 năm ngày mất Đức Thái tổ Cao Hoàng Đế nhằm tri ân, tôn vinh công lao sự nghiệp của người anh hùng cũng như tướng sĩ, các tầng lớp nhân dân tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành độc lập tự chủ và phục hưng dân tộc.

Đồng chí khẳng định: Phát huy hào khí Lam Sơn quật khởi; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa nguyện nỗ lực, phấn đấu vượt qua trở ngại, thách thức nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ vươn lên trong hội nhập và phát triển. Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo đột phá đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020 và trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 đã đề ra.

Thứ trưởng Triệu Văn Cường đại diện Bộ Nội vụ đã trao tặng tỉnh Thanh Hóa

 phiên bản mộc bản về thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Triệu Văn Cường đại diện Bộ Nội vụ đã trao tặng tỉnh Thanh Hóa phiên bản mộc bản về thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Sau đây là một số hình ảnh tại Lễ hội Lam Kinh.

Màn tái hiện Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng lĩnh dấy binh khởi nghĩa.

Lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ và Trung túc vương Lê Lai.

Trò diễn Xuân Phả tại Lễ hội Lam Kinh.

Tiết mục múa rồng và tổng hợp các chương trình nghệ thuật đặc sắc khác tại Lễ hội Lam Kinh.

 

 

Kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh 2018.

Đăng lúc: 02/10/2018 10:05:33 (GMT+7)

Sáng ngày 01/10/2018, (tức ngày 22-8 âm lịch) tại Khu di tích Lịch sử Lam Kinh đã diễn ra Lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh 2018.

Tham dự buổi lễ, về phía khách mời Trung ương có các đại biểu: Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Về phía địa phương có các đại biểu: Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh và đông đảo người dân cùng tham dự buổi lễ.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai mạc buổi lễ.

Lễ hội Lam Kinh 2018 được chia thành hai phần chính là phần nghi lễ với các nghi thức truyền thống: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn và phần hội là chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”...

Sau phần lễ là phần hội hấp dẫn, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại của quốc gia Đại Việt dưới thời Lê sơ, như “Hội thề Lũng Nhai”, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Lê Lai vi tướng, Nguyễn Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Vua Lê Thái Tổ đăng quang”... Ngoài ra, Lễ hội Lam Kinh còn là “sân khấu” của các trò diễn đặc trưng trong không gian văn hóa Lam Kinh nói riêng và của cả xứ Thanh như trò Xuân Phả, trò Chiềng, múa Rồng, trống hội, Dân ca dân vũ Đông Anh...

Các đại biểu dâng hương hành lễ tại cung chính điện Lam Kinh.

Lễ hội Lam Kinh với nhiều nghi thức cổ truyền đậm tính cung đình, đặc biệt là nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại, nhằm tưởng niệm, ngợi ca công lao của tổ tiên, các vua, hoàng hậu và công thần nhà Lê trong sự nghiệp trung hưng đất nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã ôn lại lịch sử hào hùng 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm Lê Lợi lên ngôi vua và 585 năm ngày mất Đức Thái tổ Cao Hoàng Đế nhằm tri ân, tôn vinh công lao sự nghiệp của người anh hùng cũng như tướng sĩ, các tầng lớp nhân dân tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành độc lập tự chủ và phục hưng dân tộc.

Đồng chí khẳng định: Phát huy hào khí Lam Sơn quật khởi; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa nguyện nỗ lực, phấn đấu vượt qua trở ngại, thách thức nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ vươn lên trong hội nhập và phát triển. Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo đột phá đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020 và trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 đã đề ra.

Thứ trưởng Triệu Văn Cường đại diện Bộ Nội vụ đã trao tặng tỉnh Thanh Hóa

 phiên bản mộc bản về thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Triệu Văn Cường đại diện Bộ Nội vụ đã trao tặng tỉnh Thanh Hóa phiên bản mộc bản về thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Sau đây là một số hình ảnh tại Lễ hội Lam Kinh.

Màn tái hiện Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng lĩnh dấy binh khởi nghĩa.

Lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ và Trung túc vương Lê Lai.

Trò diễn Xuân Phả tại Lễ hội Lam Kinh.

Tiết mục múa rồng và tổng hợp các chương trình nghệ thuật đặc sắc khác tại Lễ hội Lam Kinh.