Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
5391
Hôm qua:
4361
Tuần này:
13684
Tháng này:
101645
Tất cả:
7074562

Huyện Triệu Sơn tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2017- 2022.

Ngày 18/06/2022 15:00:00

Tiếp tục thực hiện Luật Di sản văn hóa; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, các cấp, các ngành, từ năm 2017 đến nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện đã được các ngành, các cấp nhận thức đầy đủ hơn, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, là yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Trong đó huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn huyện; tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng bảo vệ và phát huy giá trị di tích danh thắng trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong huyện là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến tương lai lâu dài của di tích lịch sử cách mạng. Ngoài mục đích tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác tuyên truyền còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho đông đảo quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chung về bảo vệ di tích, để người dân tự nguyện, tự giác tham gia vào công tác bảo vệ và giữ gìn di tích. Tổng số di tích hiện có trên địa bàn được xếp hạng là 30, trong đó 4 di tích cấp quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh. Số di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp là 4. Hàng năm huyện thường xuyên thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn; từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa hàng năm của Trung ương và của tỉnh; nguồn xã hội hóa). Trong đó: Di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp đã hoàn thành gồm: Di tích: Bia và lăng mộ Lê Thì Hiến xã Thọ Phú, tổng kính phí: 1.044.402.000đ; Di tích Chùa Hòa Long xã Tiến Nông, tổng kinh phí: 1.083.374.000đ; Di tích Đình Tam Lạc xã Xuân Thọ, tổng kinh phí: 924.571.000đ; Di tích Nhà thờ Quận Công Lê Thân thị trấn Nưa, tổng kinh phí: 2.400.723.000đ. Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; công tác trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp ngày càng được quan tâm bằng nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn xã hội hóa. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp; đặc biệt là di tích Đền Nưa - Am Tiên là điểm du lịch - văn hóa tâm linh hấp dẫn, gắn kết với tua du lịch trong tỉnh có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước mang lại cho cộng đồng những lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.
z3499544052339_6f543d92f0c1e7fd0afd850a49b800d7.jpg
z3499547997100_cdc26882cda1006e88cfed6cc29419f3.jpg
Một số di tích lịch sử trên địa bàn huyện.
    Đối với 30 di tích đã được Trung ương và tỉnh ra quyết định xếp hạng, các địa phương đều thành lập Ban quản lý di tích; đồng thời ban hành quy chế quản lý hoạt động và tổ chức lễ hội; công tác kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được quan tâm, nhằm phát hiện, xử lý dứt điểm, kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục.
    Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của của Chính phủ quy định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Tăng cường đầu tư nguồn lực nguồn vốn của Nhà nước; đặc biệt nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác cho công tác bảo tồn di sản văn hóa để bảo đảm giữ gìn yếu tố cấu thành di tích. Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ di tích; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh cảnh quan môi trường. Thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội. Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di tích trong mọi tầng lớp nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên cổng thông điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để nhanh chóng truyền tải những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đông đảo nhân dân, với mục tiêu ngày càng nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của dư luận xã hội đối với công tác bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị di tích. Triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng; nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội hàng năm, lễ hội văn hóa truyền thống của làng, xã cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đang đảm nhiệm công tác quản lý, bảo quản di tích, nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, cập nhật tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào việc quản lý di tích trong thời tình hình mới. Trong công tác tu bổ, phục hồi di tích cần chú trọng lựa chọn đội ngũ thợ lành nghề tham gia các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật về di sản cho cán bộ cơ sở, các ban quản lý di tích cũng như những người trực tiếp tham gia trông coi, bảo vệ di tích. Đầu tư các nguồn lực cho việc bảo quản, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước các cấp cho công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, trong đó tập trung cho các nội dung như: công tác quy hoạch; công tác tu bổ, tôn tạo; công tác bảo vệ di tích. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích; kêu gọi thu hút nguồn đầu tư từ xã hội, các nguồn tài trợ, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Bảo tồn, phát huy các giá trị di tích gắn phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả các giá trị tích để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch văn hóa tâm linh) có tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trọng điểm, như Đền Nưa – Am Tiên, Đảo cò xã Tiến Nông, Khu lưu niệm Hội văn nghệ Việt Nam thời kỳ 1947 - 1954 Làng Quần Tín, xã Thọ Cường...Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với Hiệp hội du lịch và các công ty du lịch trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng một số sản phẩm du lịch gắn với khai thác các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn phát huy các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; nhằm thực tốt Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích vào nề nếp.
                                                                                              Đình Duyến
 

Huyện Triệu Sơn tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2017- 2022.

Đăng lúc: 18/06/2022 15:00:00 (GMT+7)

Tiếp tục thực hiện Luật Di sản văn hóa; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, các cấp, các ngành, từ năm 2017 đến nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện đã được các ngành, các cấp nhận thức đầy đủ hơn, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, là yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Trong đó huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn huyện; tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng bảo vệ và phát huy giá trị di tích danh thắng trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong huyện là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến tương lai lâu dài của di tích lịch sử cách mạng. Ngoài mục đích tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác tuyên truyền còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho đông đảo quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chung về bảo vệ di tích, để người dân tự nguyện, tự giác tham gia vào công tác bảo vệ và giữ gìn di tích. Tổng số di tích hiện có trên địa bàn được xếp hạng là 30, trong đó 4 di tích cấp quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh. Số di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp là 4. Hàng năm huyện thường xuyên thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn; từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa hàng năm của Trung ương và của tỉnh; nguồn xã hội hóa). Trong đó: Di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp đã hoàn thành gồm: Di tích: Bia và lăng mộ Lê Thì Hiến xã Thọ Phú, tổng kính phí: 1.044.402.000đ; Di tích Chùa Hòa Long xã Tiến Nông, tổng kinh phí: 1.083.374.000đ; Di tích Đình Tam Lạc xã Xuân Thọ, tổng kinh phí: 924.571.000đ; Di tích Nhà thờ Quận Công Lê Thân thị trấn Nưa, tổng kinh phí: 2.400.723.000đ. Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; công tác trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp ngày càng được quan tâm bằng nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn xã hội hóa. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp; đặc biệt là di tích Đền Nưa - Am Tiên là điểm du lịch - văn hóa tâm linh hấp dẫn, gắn kết với tua du lịch trong tỉnh có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước mang lại cho cộng đồng những lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.
z3499544052339_6f543d92f0c1e7fd0afd850a49b800d7.jpg
z3499547997100_cdc26882cda1006e88cfed6cc29419f3.jpg
Một số di tích lịch sử trên địa bàn huyện.
    Đối với 30 di tích đã được Trung ương và tỉnh ra quyết định xếp hạng, các địa phương đều thành lập Ban quản lý di tích; đồng thời ban hành quy chế quản lý hoạt động và tổ chức lễ hội; công tác kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được quan tâm, nhằm phát hiện, xử lý dứt điểm, kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục.
    Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của của Chính phủ quy định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Tăng cường đầu tư nguồn lực nguồn vốn của Nhà nước; đặc biệt nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác cho công tác bảo tồn di sản văn hóa để bảo đảm giữ gìn yếu tố cấu thành di tích. Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ di tích; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh cảnh quan môi trường. Thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội. Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di tích trong mọi tầng lớp nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên cổng thông điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để nhanh chóng truyền tải những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đông đảo nhân dân, với mục tiêu ngày càng nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của dư luận xã hội đối với công tác bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị di tích. Triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng; nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội hàng năm, lễ hội văn hóa truyền thống của làng, xã cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đang đảm nhiệm công tác quản lý, bảo quản di tích, nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, cập nhật tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào việc quản lý di tích trong thời tình hình mới. Trong công tác tu bổ, phục hồi di tích cần chú trọng lựa chọn đội ngũ thợ lành nghề tham gia các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật về di sản cho cán bộ cơ sở, các ban quản lý di tích cũng như những người trực tiếp tham gia trông coi, bảo vệ di tích. Đầu tư các nguồn lực cho việc bảo quản, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước các cấp cho công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, trong đó tập trung cho các nội dung như: công tác quy hoạch; công tác tu bổ, tôn tạo; công tác bảo vệ di tích. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích; kêu gọi thu hút nguồn đầu tư từ xã hội, các nguồn tài trợ, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Bảo tồn, phát huy các giá trị di tích gắn phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả các giá trị tích để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch văn hóa tâm linh) có tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trọng điểm, như Đền Nưa – Am Tiên, Đảo cò xã Tiến Nông, Khu lưu niệm Hội văn nghệ Việt Nam thời kỳ 1947 - 1954 Làng Quần Tín, xã Thọ Cường...Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với Hiệp hội du lịch và các công ty du lịch trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng một số sản phẩm du lịch gắn với khai thác các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn phát huy các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; nhằm thực tốt Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích vào nề nếp.
                                                                                              Đình Duyến