Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1257
Hôm qua:
6108
Tuần này:
22355
Tháng này:
110316
Tất cả:
7083233

Triệu Sơn Phát huy vai trò tham mưu của cơ quan Quân sự trong XDCS vững mạnh, an toàn làm chủ, phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố Quốc phòng An ninh trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Ngày 02/12/2016 10:11:19

Triệu Sơn là một huyện nằm về phía tây thành phố Thanh Hóa, thuộc vùng chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi, có tổng diện tích tự nhiên: 292,21 km2, dân số: 200.947 người với 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống. Là địa phương giàu truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, đồng bào các dân tộc và LLVT huyện đã đoàn kết, vững bước trên con đường CNH- HĐH xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

      Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn tác động, đó là: Tình hình  an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định, việc truyền đạo trái phép, tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan vẫn còn xảy ra... Xuất phát từ tình hình thực tế của huyện, cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc, huyện Triệu Sơn đã xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ là nhiệm vụ chiến lược vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài. Xây dựng cơ sở chính trị thực chất là xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo, điều hành và vận động nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm ổn định về chính trị, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

Xác định xây dựng cơ sở (XDCS) xã, thị trấn vững mạn toàn diện (VMTD), cụm an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu (ATLC-SSCĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo và có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp và đạt được những kết quả  nhất định, nổi bật là: 

Đối với công tác xây dựng Đảng, hàng năm Ban CHQS huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện uỷ thường xuyên có Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo các đảng uỷ xã, thị trấn về việc thực hiện công tác xây dựng cơ sở VMTD, cụm ATLC-SSCĐ. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong sạch vững mạnh được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhất là ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém. Hiện nay, có 70 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ với 12.147 đảng viên. Hằng năm, có trên 80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh; có gần 70% chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh. Chính quyền các cấp đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trong chỉ đạo, điều hành vừa đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, dành nhiều thời gian sâu sát cơ sở, giải quyết khó khăn vướng mắc ở cơ sở; chú trọng các lĩnh vực sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, công tác kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng; cải cách hành chính được quan tâm thực hiện có hiệu quả, thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, công chức các cấp được chuẩn hoá, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được phát huy.

 Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong hệ thống chính trị ở cơ sở đã chủ động  đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân, phát động các phong trào thi đua, xây dựng và phát triển nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vai trò giám sát, phản biện xã hội từng bước được phát huy, chú trọng phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở và tham gia giải quyết những vấn đề mới phát sinh ở cơ sở.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, huyện đã xác định: phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh là vấn đề rất quan trọng. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng song có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó phát triển kinh tế là trung tâm, quyết định đến đảm bảo quốc phòng, an ninh, ngược lại quốc phòng, an ninh cũng có tác động tích cực trở lại kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Ban CHQS huyện đã tích cực, chủ động tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn, tạo sự ổn định về chính trị và đẩm bảo quốc phòng, an ninh. Từ đó tăng trưởng kinh tế được nâng cao, năng lực sản xuất, quy mô nền kinh tế được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,4%/năm. Đến năm 2015 giá trị tổng sản phẩm đạt 1.970.2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.227 USD/năm; cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 35% xuống còn 21,5%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,7% lên 37,5%, dịch vụ tăng từ 33,3% lên 41%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt kết quả bước đầu rất quan trọng, đến nay ở huyện có 05 xã (Minh Dân, Minh Sơn, Vân Sơn, Đồng Thắng và Đồng Tiến) đã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Về văn hoá - xã hội, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được đẩy mạnh. Số lượng, chất lượng làng, xã, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hoá được tăng lên; toàn huyện có trên 54 làng, đơn vị, cơ quan văn hoá; 62% hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa được quan tâm; 100% các xã, thị trấn đều có hệ thống truyền thanh, gần 100% số hộ dân được phủ sóng truyền hình. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được nâng lên, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi hằng năm đều tăng. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chuyển biến tích cực không để dịch bệnh lớn xẩy ra. Chương trình củng cố, xây dựng tuyến y tế cơ sở được quan tâm chỉ đạo. Công tác xoá đói giảm nghèo, được quan tâm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 8%, giảm 15,02% so với năm 2010.

Thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hậu phương quân đội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Các xã, thị trấn thực hiện tốt việc kiểm tra, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, hộ nghèo; chủ động cứu trợ cho các đối tượng đặc biệt khó khăn nhân dịp lễ tết. Thực hiện tốt công tác chính sách theo các Quyết định 47, 290, 142, 62, 49 của Thủ tướng Chính phủ, với số lượng 13.245 đối tượng, tiến hành chi trả cho 12.305 đối tượng với số tiền 450 tỷ đồng. Triển khai khảo sát, tổng hợp đối tượng hưởng chế độ theo Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP cho 110 đối tượng.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Ban CHQS huyện cũng đã chủ động tham mưu cho huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Trong đó đã chú trọng xây dựng kế hoạch tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh (QP-AN) cho các đối tượng, tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng cơ sở (XDCS) an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cho 178 cán bộ chủ chốt và trợ lý Ban CHQS huyện. Đồng thời tập trung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đảm bảo rộng khắp, đủ số lượng, có chất lượng cao, số lượng DQTV là 2.563 đồng chí, bằng 0,114% dân số; cán bộ DQTV 385 đồng chí; chỉ huy trưởng tham gia cấp uỷ 36/36 xã, thị trấn; tổng số quân nhân dự bị 14.020 đồng chí bằng 84,9%; 100% các xã, thị trấn có ban chỉ đạo về an ninh trật tự, 294 tổ bảo vệ an ninh trật tự thôn, 2.848 tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả.

 Năm 2012, huyện tổ chức tốt diễn tập Khu vực phòng thủ, hàng năm diễn tập phối hợp chiến đấu trị an cấp xã, diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng, diễn tập chỉ huy tham mưu...Các lực lượng vũ trang thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động tham mưu giải quyết các tình huống, không để xảy ra tình huống bất ngờ, nhất là trên các địa bàn trọng điểm; an ninh trên các lĩnh vực được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhiều mặt có chuyển biến tích cực. Tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông được kiềm chế, từng bước đẩy lùi. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh - trật tự tiếp tục được đẩy mạnh.

Về xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện đã chủ động tham mưu cho huyện chia làm 7 cụm cơ sở, tổ chức biên chế thành cụm chiến đấu do các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ phụ trách. Hàng quý tổ chức giao ban cụm, 6 tháng và cả năm tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở, đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ SSCĐ, phòng chống chiến lược “DBHB” “BLLĐ” của các thế lực thù địch. Các thành viên được phân công phụ trách theo dõi, giúp đỡ cơ sở luôn phát huy được vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; chủ động tiếp thu và lắng nghe ý kiến của nhân dân để chỉ đạo và kịp thời phản ánh tình hình, vụ việc  phát sinh ở cơ sở. Kết quả hàng năm có từ 90-95% cơ sở đạt vững mạnh toàn diện, không có cơ sở yếu kém.

Từ những kết quả bước đầu trong công tác tham mưu của cơ quan quân sự huyện về xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn huyện có thể rút ra một số vấn đề sau đây:

1. Các cấp uỷ phải nắm vững các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh để ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ phù hợp với đặc điểm của địa phương, luôn coi trọng giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở vững mạnh, đồng thời phân công, phân nhiệm rõ ràng, coi trọng kiểm tra, phát hiện, giải quyết các vấn đề mới nảy sinh ở cơ sở.

2. Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; công khai các hoạt động quản lý, điều hành; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; thường xuyên bám sát cơ sở, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra đúng nguyên nhân nhất là những vấn đề bức xúc để có giải pháp chỉ đạo phù hợp, trong đó công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế -  xã hội là vấn đề cấp bách, thường xuyên và lâu dài.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân là vấn đề cốt lõi để dân tin, dân làm. Phát huy sức dân là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Trong tổ chức thực hiện phải kiên trì, thận trọng, khách quan, không áp đặt, không nóng vội, có như vậy mới trên dưới cùng hiểu, mọi cấp mọi ngành cùng lo, mọi người cùng làm, mang lại kết quả cao và bền vững.

4. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị về chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Coi trọng sàng lọc, làm trong sạch bộ máy trong hệ thống chính trị các cấp; bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm đảm nhiệm các cương vị chủ chốt dám nghĩ, dám làm, chăm lo xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang địa phương.

5. Nâng cao chất l­ượng, hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân c­ư”, quan tâm đầu t­ư xây dựng các thiết chế văn hoá. Đầu t­ư, tôn tạo, nâng cấp và quản lý các di tích lịch sử, văn hoá. Tích cực triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, công tác khuyến học, khuyến tài. Tăng cường đầu t­ư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng, chất lượng khám, chữa bệnh và các ch­ương trình mục tiêu quốc gia về y tế; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi người có công, chính sách hậu phương quân đội; thực hiện có hiệu quả phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân thực sự vững mạnh là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, trong đó vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của Ban CHQS xã, thị trấn, Ban CHQS huyện là nhân tố rất quan trọng, quyết định đến chất lượng xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ,  xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc ở mỗi địa phương. /.

 

                                                                 Trần Bình Quân

                                                                Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện

Triệu Sơn Phát huy vai trò tham mưu của cơ quan Quân sự trong XDCS vững mạnh, an toàn làm chủ, phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố Quốc phòng An ninh trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Đăng lúc: 02/12/2016 10:11:19 (GMT+7)

Triệu Sơn là một huyện nằm về phía tây thành phố Thanh Hóa, thuộc vùng chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi, có tổng diện tích tự nhiên: 292,21 km2, dân số: 200.947 người với 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống. Là địa phương giàu truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, đồng bào các dân tộc và LLVT huyện đã đoàn kết, vững bước trên con đường CNH- HĐH xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

      Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn tác động, đó là: Tình hình  an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định, việc truyền đạo trái phép, tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan vẫn còn xảy ra... Xuất phát từ tình hình thực tế của huyện, cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc, huyện Triệu Sơn đã xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ là nhiệm vụ chiến lược vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài. Xây dựng cơ sở chính trị thực chất là xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo, điều hành và vận động nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm ổn định về chính trị, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

Xác định xây dựng cơ sở (XDCS) xã, thị trấn vững mạn toàn diện (VMTD), cụm an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu (ATLC-SSCĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo và có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp và đạt được những kết quả  nhất định, nổi bật là: 

Đối với công tác xây dựng Đảng, hàng năm Ban CHQS huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện uỷ thường xuyên có Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo các đảng uỷ xã, thị trấn về việc thực hiện công tác xây dựng cơ sở VMTD, cụm ATLC-SSCĐ. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong sạch vững mạnh được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhất là ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém. Hiện nay, có 70 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ với 12.147 đảng viên. Hằng năm, có trên 80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh; có gần 70% chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh. Chính quyền các cấp đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trong chỉ đạo, điều hành vừa đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, dành nhiều thời gian sâu sát cơ sở, giải quyết khó khăn vướng mắc ở cơ sở; chú trọng các lĩnh vực sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, công tác kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng; cải cách hành chính được quan tâm thực hiện có hiệu quả, thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, công chức các cấp được chuẩn hoá, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được phát huy.

 Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong hệ thống chính trị ở cơ sở đã chủ động  đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân, phát động các phong trào thi đua, xây dựng và phát triển nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vai trò giám sát, phản biện xã hội từng bước được phát huy, chú trọng phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở và tham gia giải quyết những vấn đề mới phát sinh ở cơ sở.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, huyện đã xác định: phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh là vấn đề rất quan trọng. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng song có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó phát triển kinh tế là trung tâm, quyết định đến đảm bảo quốc phòng, an ninh, ngược lại quốc phòng, an ninh cũng có tác động tích cực trở lại kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Ban CHQS huyện đã tích cực, chủ động tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn, tạo sự ổn định về chính trị và đẩm bảo quốc phòng, an ninh. Từ đó tăng trưởng kinh tế được nâng cao, năng lực sản xuất, quy mô nền kinh tế được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,4%/năm. Đến năm 2015 giá trị tổng sản phẩm đạt 1.970.2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.227 USD/năm; cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 35% xuống còn 21,5%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,7% lên 37,5%, dịch vụ tăng từ 33,3% lên 41%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt kết quả bước đầu rất quan trọng, đến nay ở huyện có 05 xã (Minh Dân, Minh Sơn, Vân Sơn, Đồng Thắng và Đồng Tiến) đã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Về văn hoá - xã hội, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được đẩy mạnh. Số lượng, chất lượng làng, xã, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hoá được tăng lên; toàn huyện có trên 54 làng, đơn vị, cơ quan văn hoá; 62% hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa được quan tâm; 100% các xã, thị trấn đều có hệ thống truyền thanh, gần 100% số hộ dân được phủ sóng truyền hình. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được nâng lên, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi hằng năm đều tăng. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chuyển biến tích cực không để dịch bệnh lớn xẩy ra. Chương trình củng cố, xây dựng tuyến y tế cơ sở được quan tâm chỉ đạo. Công tác xoá đói giảm nghèo, được quan tâm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 8%, giảm 15,02% so với năm 2010.

Thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hậu phương quân đội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Các xã, thị trấn thực hiện tốt việc kiểm tra, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, hộ nghèo; chủ động cứu trợ cho các đối tượng đặc biệt khó khăn nhân dịp lễ tết. Thực hiện tốt công tác chính sách theo các Quyết định 47, 290, 142, 62, 49 của Thủ tướng Chính phủ, với số lượng 13.245 đối tượng, tiến hành chi trả cho 12.305 đối tượng với số tiền 450 tỷ đồng. Triển khai khảo sát, tổng hợp đối tượng hưởng chế độ theo Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP cho 110 đối tượng.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Ban CHQS huyện cũng đã chủ động tham mưu cho huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Trong đó đã chú trọng xây dựng kế hoạch tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh (QP-AN) cho các đối tượng, tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng cơ sở (XDCS) an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cho 178 cán bộ chủ chốt và trợ lý Ban CHQS huyện. Đồng thời tập trung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đảm bảo rộng khắp, đủ số lượng, có chất lượng cao, số lượng DQTV là 2.563 đồng chí, bằng 0,114% dân số; cán bộ DQTV 385 đồng chí; chỉ huy trưởng tham gia cấp uỷ 36/36 xã, thị trấn; tổng số quân nhân dự bị 14.020 đồng chí bằng 84,9%; 100% các xã, thị trấn có ban chỉ đạo về an ninh trật tự, 294 tổ bảo vệ an ninh trật tự thôn, 2.848 tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả.

 Năm 2012, huyện tổ chức tốt diễn tập Khu vực phòng thủ, hàng năm diễn tập phối hợp chiến đấu trị an cấp xã, diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng, diễn tập chỉ huy tham mưu...Các lực lượng vũ trang thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động tham mưu giải quyết các tình huống, không để xảy ra tình huống bất ngờ, nhất là trên các địa bàn trọng điểm; an ninh trên các lĩnh vực được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhiều mặt có chuyển biến tích cực. Tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông được kiềm chế, từng bước đẩy lùi. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh - trật tự tiếp tục được đẩy mạnh.

Về xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện đã chủ động tham mưu cho huyện chia làm 7 cụm cơ sở, tổ chức biên chế thành cụm chiến đấu do các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ phụ trách. Hàng quý tổ chức giao ban cụm, 6 tháng và cả năm tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở, đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ SSCĐ, phòng chống chiến lược “DBHB” “BLLĐ” của các thế lực thù địch. Các thành viên được phân công phụ trách theo dõi, giúp đỡ cơ sở luôn phát huy được vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; chủ động tiếp thu và lắng nghe ý kiến của nhân dân để chỉ đạo và kịp thời phản ánh tình hình, vụ việc  phát sinh ở cơ sở. Kết quả hàng năm có từ 90-95% cơ sở đạt vững mạnh toàn diện, không có cơ sở yếu kém.

Từ những kết quả bước đầu trong công tác tham mưu của cơ quan quân sự huyện về xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn huyện có thể rút ra một số vấn đề sau đây:

1. Các cấp uỷ phải nắm vững các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh để ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ phù hợp với đặc điểm của địa phương, luôn coi trọng giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở vững mạnh, đồng thời phân công, phân nhiệm rõ ràng, coi trọng kiểm tra, phát hiện, giải quyết các vấn đề mới nảy sinh ở cơ sở.

2. Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; công khai các hoạt động quản lý, điều hành; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; thường xuyên bám sát cơ sở, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra đúng nguyên nhân nhất là những vấn đề bức xúc để có giải pháp chỉ đạo phù hợp, trong đó công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế -  xã hội là vấn đề cấp bách, thường xuyên và lâu dài.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân là vấn đề cốt lõi để dân tin, dân làm. Phát huy sức dân là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Trong tổ chức thực hiện phải kiên trì, thận trọng, khách quan, không áp đặt, không nóng vội, có như vậy mới trên dưới cùng hiểu, mọi cấp mọi ngành cùng lo, mọi người cùng làm, mang lại kết quả cao và bền vững.

4. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị về chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Coi trọng sàng lọc, làm trong sạch bộ máy trong hệ thống chính trị các cấp; bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm đảm nhiệm các cương vị chủ chốt dám nghĩ, dám làm, chăm lo xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang địa phương.

5. Nâng cao chất l­ượng, hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân c­ư”, quan tâm đầu t­ư xây dựng các thiết chế văn hoá. Đầu t­ư, tôn tạo, nâng cấp và quản lý các di tích lịch sử, văn hoá. Tích cực triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, công tác khuyến học, khuyến tài. Tăng cường đầu t­ư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng, chất lượng khám, chữa bệnh và các ch­ương trình mục tiêu quốc gia về y tế; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi người có công, chính sách hậu phương quân đội; thực hiện có hiệu quả phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân thực sự vững mạnh là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, trong đó vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của Ban CHQS xã, thị trấn, Ban CHQS huyện là nhân tố rất quan trọng, quyết định đến chất lượng xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ,  xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc ở mỗi địa phương. /.

 

                                                                 Trần Bình Quân

                                                                Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện