Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
176
Hôm qua:
6697
Tuần này:
15166
Tháng này:
103127
Tất cả:
7076044

Kết quả thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện

Ngày 13/06/2018 17:05:55

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, UBND huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện và thu được những kết quả đáng khả quan. Qua đó, tạo sự chuyển biến rõ nét, đồng thuận và quyết tâm cao của hệ thống chính trị về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn thực phẩm của cán bộ đảng viên, người quản lý, người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên rõ rệt.


Thực hiện kế hoạch 135/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về xây dựng các mô hình thí điểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2018, huyện được giao triển khai xây dựng thực hiện 17 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch và chỉ đạo thực hiện gồm: 2 mô hình chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn, 3 mô hình chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, 12 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn. Cụ thể đối với chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, UBND huyện lựa chọn xã Vân Sơn 100 ha, xã Đồng Tiến 100 ha và xã Thái Hòa 100 ha trực tiếp tham gia, đã quy hoạch vùng, lựa chọn Công ty cổ phần giống cây trồng Tứ Xuyên ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, sản lượng dự kiến 300 tấn thu hoạch trong tháng 9/2018. Đối với chuỗi cung ứng rau, quả an toàn lựa chọn các xã Dân Lý, Minh Châu và Tiến Nông tham gia, sản lượng dự kiến 300 tấn. Đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn lựa chọn các xã Thái Hòa, Thọ Dân, Thọ Sơn, Đồng Tiến, Tân Ninh, Dân Quyền tham gia trực tiếp, sản lượng dự kiến 1.560 tấn. Đối với mô hình chợ an toàn thực phẩm 1 chợ là chợ Dân Lý dự kiến tháng 9/2018 được công nhận. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu được giao năm 2018, đối với chuỗi lúa gạo đã lựa chọn 4 xã gồm Thọ Phú 100 ha, Thọ Vực 100 ha, Dân Lý 100 ha, Minh Dân 100 ha thông qua chuỗi để xây dựng chuỗi lúa gạo an toàn, đã quy hoạch vùng, lựa chọn Công ty Cổ phần giống cây trồng Tứ Xuyên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, sản lượng dự kiến 6.190 tấn, thu hoạch trong tháng 9/2018. Đối với chuỗi cung ứng rau, quả an toàn ở 3 địa phương là Minh Châu, Dân Lý, Tiến Nông, sản lượng dự kiến 3.981,8 tấn. Chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn ở các xã Thái Hòa, Tân Ninh, Thọ Dân, Thọ Sơn, Đồng Tiến, Dân Quyền, sản lượng dự kiến 349,4 tấn. Đối với chỉ tiêu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm được giao là 167 cơ sở đến nay đã thực hiện được 47 cơ sở, các cơ sở còn lại đang được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kinh doanh, cải tạo nhà xưởng, kết cấu hạ tầng, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2018. Đối với mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã xây dựng mới và gắn biển hiệu 5 của hàng. Đối với bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc huyện quản lý chỉ tiêu tỉnh giao thực hiện 2, huyện phấn đấu thực hiện 4 gồm các bếp ăn Trường mầm non xã Xuân lộc, Trường mầm non xã Minh Dân, Trường mầm non Chim én mùa xuân, Trường song ngữ hoa sen, dự kiến trong tháng 6/2018 sẽ đạt 3 bếp ăn tập thể và đến tháng 12/2018 đạt thêm 1 bếp ăn tập thể. Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đến cuối năm 2018 toàn huyện được tỉnh giao xây dựng 13 xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, huyện phấn đấu có 20/36 xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. Vì vậy Huyện ủy, HĐND, UBND huyện xác định rõ nhiệm vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến rõ về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo 20 xã, thị trấn gồm: Đồng Lợi, Đồng Thắng, Đồng Tiến, Tân Ninh, Thái Hòa, Vân Sơn, Khuyến Nông, Minh Dân, Minh Châu, Minh Sơn, Dân Lý, Dân Quyền, Dân Lực, Thọ Vực, Thọ Phú, Thọ Thế, Thọ Ngọc, Xuân Thọ và Thọ Cường, rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành 8 nhóm tiêu chí theo quy định của UBND tỉnh, ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị công nhận xã, Thị trấn an toàn thực phẩm trong tháng 9/2018. Huyện cũng lấy kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm để làm tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2018. Địa phương tổ chức ký các chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban cùng cấp với các tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền, giám sát về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó UBND huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, người sản xuất kinh doanh thực phẩm và nhân dân; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu nông sản sạch, qua đó tạo sự kết nối, liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng, tăng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm…
Có thể nói, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, tạo được chuyển biến rõ nét, nhận được sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn huyện đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại đó là: Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ chưa tốt, công tác tập huấn kiến thức, phổ biến các nội dung, văn bản nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ kinh doanh theo mùa vụ không có giấy phép kinh doanh vẫn còn tồn tại. Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện  công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện cuộc sống và sức khoẻ người dân trên địa bàn.  Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng của huyện mà còn là sự nỗ lực chung tay giúp sức của cả cộng đồng xã hội./.

IMG_20180506_163653.jpg

20180412_081653.jpg

received_613385015695080.jpeg

 Các hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ Sim xã Hợp Thành và Chợ Thiều xã  Dân Lý của huyện.
received_2310886945804797.jpeg

IMG_0078.JPG
 Công tác đảm bảo ATTP tại các bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện. 


Văn Hùng

 

Kết quả thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 13/06/2018 17:05:55 (GMT+7)

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, UBND huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện và thu được những kết quả đáng khả quan. Qua đó, tạo sự chuyển biến rõ nét, đồng thuận và quyết tâm cao của hệ thống chính trị về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn thực phẩm của cán bộ đảng viên, người quản lý, người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên rõ rệt.


Thực hiện kế hoạch 135/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về xây dựng các mô hình thí điểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2018, huyện được giao triển khai xây dựng thực hiện 17 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch và chỉ đạo thực hiện gồm: 2 mô hình chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn, 3 mô hình chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, 12 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn. Cụ thể đối với chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, UBND huyện lựa chọn xã Vân Sơn 100 ha, xã Đồng Tiến 100 ha và xã Thái Hòa 100 ha trực tiếp tham gia, đã quy hoạch vùng, lựa chọn Công ty cổ phần giống cây trồng Tứ Xuyên ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, sản lượng dự kiến 300 tấn thu hoạch trong tháng 9/2018. Đối với chuỗi cung ứng rau, quả an toàn lựa chọn các xã Dân Lý, Minh Châu và Tiến Nông tham gia, sản lượng dự kiến 300 tấn. Đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn lựa chọn các xã Thái Hòa, Thọ Dân, Thọ Sơn, Đồng Tiến, Tân Ninh, Dân Quyền tham gia trực tiếp, sản lượng dự kiến 1.560 tấn. Đối với mô hình chợ an toàn thực phẩm 1 chợ là chợ Dân Lý dự kiến tháng 9/2018 được công nhận. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu được giao năm 2018, đối với chuỗi lúa gạo đã lựa chọn 4 xã gồm Thọ Phú 100 ha, Thọ Vực 100 ha, Dân Lý 100 ha, Minh Dân 100 ha thông qua chuỗi để xây dựng chuỗi lúa gạo an toàn, đã quy hoạch vùng, lựa chọn Công ty Cổ phần giống cây trồng Tứ Xuyên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, sản lượng dự kiến 6.190 tấn, thu hoạch trong tháng 9/2018. Đối với chuỗi cung ứng rau, quả an toàn ở 3 địa phương là Minh Châu, Dân Lý, Tiến Nông, sản lượng dự kiến 3.981,8 tấn. Chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn ở các xã Thái Hòa, Tân Ninh, Thọ Dân, Thọ Sơn, Đồng Tiến, Dân Quyền, sản lượng dự kiến 349,4 tấn. Đối với chỉ tiêu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm được giao là 167 cơ sở đến nay đã thực hiện được 47 cơ sở, các cơ sở còn lại đang được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kinh doanh, cải tạo nhà xưởng, kết cấu hạ tầng, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2018. Đối với mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã xây dựng mới và gắn biển hiệu 5 của hàng. Đối với bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc huyện quản lý chỉ tiêu tỉnh giao thực hiện 2, huyện phấn đấu thực hiện 4 gồm các bếp ăn Trường mầm non xã Xuân lộc, Trường mầm non xã Minh Dân, Trường mầm non Chim én mùa xuân, Trường song ngữ hoa sen, dự kiến trong tháng 6/2018 sẽ đạt 3 bếp ăn tập thể và đến tháng 12/2018 đạt thêm 1 bếp ăn tập thể. Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đến cuối năm 2018 toàn huyện được tỉnh giao xây dựng 13 xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, huyện phấn đấu có 20/36 xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. Vì vậy Huyện ủy, HĐND, UBND huyện xác định rõ nhiệm vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến rõ về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo 20 xã, thị trấn gồm: Đồng Lợi, Đồng Thắng, Đồng Tiến, Tân Ninh, Thái Hòa, Vân Sơn, Khuyến Nông, Minh Dân, Minh Châu, Minh Sơn, Dân Lý, Dân Quyền, Dân Lực, Thọ Vực, Thọ Phú, Thọ Thế, Thọ Ngọc, Xuân Thọ và Thọ Cường, rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành 8 nhóm tiêu chí theo quy định của UBND tỉnh, ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị công nhận xã, Thị trấn an toàn thực phẩm trong tháng 9/2018. Huyện cũng lấy kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm để làm tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2018. Địa phương tổ chức ký các chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban cùng cấp với các tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền, giám sát về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó UBND huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, người sản xuất kinh doanh thực phẩm và nhân dân; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu nông sản sạch, qua đó tạo sự kết nối, liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng, tăng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm…
Có thể nói, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, tạo được chuyển biến rõ nét, nhận được sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn huyện đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại đó là: Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ chưa tốt, công tác tập huấn kiến thức, phổ biến các nội dung, văn bản nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ kinh doanh theo mùa vụ không có giấy phép kinh doanh vẫn còn tồn tại. Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện  công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện cuộc sống và sức khoẻ người dân trên địa bàn.  Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng của huyện mà còn là sự nỗ lực chung tay giúp sức của cả cộng đồng xã hội./.

IMG_20180506_163653.jpg

20180412_081653.jpg

received_613385015695080.jpeg

 Các hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ Sim xã Hợp Thành và Chợ Thiều xã  Dân Lý của huyện.
received_2310886945804797.jpeg

IMG_0078.JPG
 Công tác đảm bảo ATTP tại các bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện. 


Văn Hùng